Chúa trời có phải là nhà toán học?

Mario Livio

Book 22 of Khoa học & Khám phá

Language: Vietnamese

Publisher: NXB Trẻ

Published: Nov 22, 2011

Description:

Chúa trời có phải là nhà toán học? đề cập đến câu hỏi tại sao toán học lại hiệu quả và có sức mạnh ghê gớm trong việc mô tả từ các định luật của tự nhiên cho tới tính chất của các nút thắt. Thực tế là nếu như không có toán học, các nhà vũ trụ học hiện đại sẽ không thể tiến thêm một bước nào trên con đường tìm hiểu các định luật của tự nhiên. Toán học cung cấp bộ khung vững chắc để gắn kết bất kỳ một lý thuyết về vũ trụ nào. Điều này có thể không gây ngạc nhiên lắm đối với bạn cho tới khi bạn nhận ra được rằng thậm chí bản chất của toán học cũng là chưa hoàn toàn rõ ràng. Trong cuốn sách này tác giả cố gắng để làm sáng tỏ một số phương diện về bản chất của toán học và đặc biệt là bản chất của mối quan hệ giữa toán học và thế giới mà chúng ta quan sát được. Mục đích của cuốn sách không phải là giới thiệu một cách đầy đủ lịch sử của toán học mà là đi theo trình tự thời gian của sự biến đổi một số khái niệm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm rõ vai trò của toán học trong những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

 MỤC LỤC

<Xây dựng Mathtasy Library bằng cách bỏ nội dung mục lục vào đây, không cần số trang đi kèm.>

=======LỜI TỰA=======

Khi bạn làm việc trong ngành vũ trụ học - ngành khoa học nghiên cứu về vũ trụ - bạn sẽ thường xuyên nhận được thư, email hay fax hàng tuần được gửi bởi một ai đó muốn mô tả cho bạn lý thuyết về vũ trụ của anh ta (vâng, người gửi luôn là nam giới). Lúc đó sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải đó là trả lời một cách lịch sự rằng bạn muốn có thêm thông tin. Ngay lập tức bạn sẽ bị chìm ngập trong đống thư từ. Vậy làm thế nào để có thể tránh được điều này? Một chiến thuật mà tôi áp dụng rất hiệu quả (ngoại trừ cách hơi bất lịch sự là không trả lời) đó là chỉ ra rằng chừng nào lý thuyết đó không được thể hiện bằng ngôn ngữ chặt chẽ của toán học, thì sẽ không thể nào xác định được tính chính xác của nó. Trả lời như thế hầu như đã chặn đứng hết các nhà vũ trụ học nghiệp dư. Thực tế là nếu như không có toán học, các nhà vũ trụ học hiện đại sẽ không thể tiến thêm một bước nào trên con đường tìm hiểu các định luật của tự nhiên. Toán học cung cấp bộ khung vững chắc để gắn kết bất kỳ một lý thuyết về vũ trụ nào. Điều này có thể không gây ngạc nhiên lắm đối với bạn cho tới khi bạn nhận ra rằng thậm chí bản chất của toán học cũng là chưa hoàn toàn rõ ràng. Như nhà triết học người Anh Sir Michael Dummett đã từng nói: “Hai lĩnh vực trí tuệ trừu tượng nhất, là triết học và toán học, đều gây ra cùng một điều bối rối: bản chất của chúng là gì? Sự bối rối này không chỉ là do sự ngu dốt, bởi ngay cả người trong cuộc cũng thấy khó có thể trả lời câu hỏi này.”

Trong cuốn sách này tôi sẽ cố gắng trong khả năng có thể của mình để làm sáng tỏ một số phương diện về bản chất của toán học và đặc biệt là bản chất của mối quan hệ giữa toán học và thế giới mà chúng ta quan sát được. Mục đích của cuốn sách này hoàn toàn không phải là để giới thiệu một cách đầy đủ lịch sử của toán học. Mà thực ra là tôi đi theo trình tự thời gian của sự biến đổi của một số khái niệm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm rõ vai trò của toán học trong những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

 

=======MỤC LỤC =======

Chương 1: Một bí ẩn 11

Chương 2: Những con người thần bí:

Nhà số học và triết gia 30

Chương 3: Các nhà ảo thuật:

Bậc thầy và kẻ dị giáo 68

Chương 4: Các nhà ảo thuật:

Kẻ hoài nghi và người khổng lồ 132

Chương 5: Các nhà thống kê và xác suất:

Khoa học của sự bất định 178

Chương 6: Nhà hình học: Cú sốc tương lai 224

Chương 7: Các nhà lôgic:

Tư duy về suy luận 255

Chương 8: Tính hiệu quả đến phi lý? 297

Chương 9: Về trí tuệ con người, toán học và vũ trụ