Thông khí nhân tạo là biện pháp điều trị quan trọng cho những bệnh nhân hồi sức. Được ứng dụng ngày càng phổ biến, thông khí nhân tạo còn được áp dụng cho cả những cơ sở điều trị ngoài khoa Hồi sức và ngoại viện bao gồm các trung tâm chăm sóc y tế và tại các gia đình. Vì vậy, đối với các bác sĩ hồi sức cũng như các nhân viên chăm sóc hô hấp đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu về thông khí nhân tạo. Còn y tá hồi sức và các bác sĩ đa khoa cũng cần có những kiến thức cơ bản vì đôi khi họ có bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp.
Cuốn sách này nhằm hướng dẫn lâm sàng thông khí nhân tạo ở người lớn. Cuốn sách được chia làm 4 phần:
– Phần một: Các nguyên lý thông khí nhân tạo – tập trung vào những nguyên lý cơ bản của thông khí nhân tạo và sau đó tiếp tục với những vấn đề liên quan tới chỉ định của thông khí nhân tạo, mục tiêu về sinh lý và cai thở máy.
– Phần hai: Sử dụng máy thở – nhằm đưa ra các hướng dẫn thực hành cho bệnh nhân thở máy với nhiều loại bệnh khác nhau.
– Phần 3: Theo dõi thở máy – thảo luận về xét nghiệm khí máu, huyết động học, cơ học phổi và dạng sóng.
– Phần cuối: Các chủ đề trong thông khí nhân tạo – tác giả nói về những mục như kiểm soát đường thở, dẫn lưu tư thế, an thần và giãn cơ, và một số các kỹ thuật thông khí khác.
Description:
Thông khí nhân tạo là biện pháp điều trị quan trọng cho những bệnh nhân hồi sức. Được ứng dụng ngày càng phổ biến, thông khí nhân tạo còn được áp dụng cho cả những cơ sở điều trị ngoài khoa Hồi sức và ngoại viện bao gồm các trung tâm chăm sóc y tế và tại các gia đình. Vì vậy, đối với các bác sĩ hồi sức cũng như các nhân viên chăm sóc hô hấp đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu về thông khí nhân tạo. Còn y tá hồi sức và các bác sĩ đa khoa cũng cần có những kiến thức cơ bản vì đôi khi họ có bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp.
Cuốn sách này nhằm hướng dẫn lâm sàng thông khí nhân tạo ở người lớn. Cuốn sách được chia làm 4 phần:
– Phần một: Các nguyên lý thông khí nhân tạo – tập trung vào những nguyên lý cơ bản của thông khí nhân tạo và sau đó tiếp tục với những vấn đề liên quan tới chỉ định của thông khí nhân tạo, mục tiêu về sinh lý và cai thở máy.
– Phần hai: Sử dụng máy thở – nhằm đưa ra các hướng dẫn thực hành cho bệnh nhân thở máy với nhiều loại bệnh khác nhau.
– Phần 3: Theo dõi thở máy – thảo luận về xét nghiệm khí máu, huyết động học, cơ học phổi và dạng sóng.
– Phần cuối: Các chủ đề trong thông khí nhân tạo – tác giả nói về những mục như kiểm soát đường thở, dẫn lưu tư thế, an thần và giãn cơ, và một số các kỹ thuật thông khí khác.